DÒNG HỌ TRƯƠNG NHƯ - XÃ NGHI THẠCH

Thứ ba - 12/09/2023 02:05
Dòng họ Trương Như – xã Nghi Thạch được công nhận Dòng họ Văn hóa năm 2016.
DÒNG HỌ TRƯƠNG NHƯ - XÃ NGHI THẠCH
I. Sơ lược lịch sử Dòng họ Trương Như - xã Nghi Thạch
1. Về sự ra đời
        Do bom Mỹ làm sập cháy nhà thờ vào tháng 7/1968, nên gia phả bị hỏng không khôi phục lại được. Qua việc thu thập thông tin từ sổ sách ghi chép của các cụ cao niên, từ các nhánh họ ở Quỳnh Lưu thì Dòng họ Trương Như ở làng Bảo Trì xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Theo ghi chép thì Đức Tổ họ Trương Như cầm quân đánh giặc. Các thế hệ nối tiếp đã 11 đời cùng với họ Phạm Văn lập nên Đình Làng Bảo Trì – Là nơi thờ phụng Tiên Tổ như vị Thành Hoàng của Làng hiện nay.
2. Gia phả Dòng họ
     Gia phả lấy tên Đức Tổ là Trương Như Chương. Đến nay Dòng họ Trương Như ở Nghi Thạch và Nghi Xuân đã có 11 đời.
     Từ năm 1993, dòng tộc đã thành lập Ban ghi chép lại Gia phả. Năm 2006 thì hoàn thành bản sơ khảo. Đến nay thì cơ bản đã hoàn thành Gia phả của các Chi và của Dòng họ. (Dòng họ có 5 chi 1, chi 2, chi 3 ở xóm Đại Cừ, xóm Trung Khánh xã Nghi Thạch – Nghi Lộc. Chi 2, chi 5 ở Tiên Động Nghi Xuân – Nghi Lộc).
3. Lăng mộ Tổ Dòng họ Trương Như
     Đức Tổ Dòng họ Trương Như Chương là Tướng cầm quân đánh giặc và hy sinh ở vùng xảy ra chiến sự. Con cháu đã đi tìm mộ nhiều lần nhưng không tìm được, con cháu lập đàn chiêu hồn trợ táng, chôn cất tại Lăng mộ của chi thứ nhất xã Nghi Thạch.
4. Nhà thờ Đại tôn Dòng họ Trương Như
     
Khuôn viên Nhà thờ Đại tôn Họ Trương Như có diện tích 200 m2, gồm:
- Nhà thờ 3 gian: 11.5m2 x 6 m2 = 69 m2
- Sân trước Nhà thờ: 5.5 m2  x 6 m2 = 33 m2
- Đường đi, cây cảnh trồng xung quanh: 72 m2
     Đánh giá cảnh quan của Nhà thờ: là di tích thờ cúng và hội tụ hoạt động của Dòng họ, luôn thu hút và đáp ứng được nguyện vọng của con cháu trong Họ tộc, được sự quan tâm của bà con trong cộng đồng dân cư. Cảnh quan tôn nghiêm, khang trang sạch đẹp.
5. Tộc ước của Dòng họ Trương Như
     Tộc ước của Dòng họ Trương Như đã soạn thảo năm 1993. Đến năm 2008 thì được sửa đổi bổ sung để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế (Có bản trích kèm theo).
 II. Phát huy các truyền thống tốt đẹp của Dòng họ Trương Như
     Cũng như các dòng họ khác của Dân tộc Việt
Nam, Dòng họ Trương Như ở tại làng Bảo Trì, xã Nghi Thạch có các truyền thống tốt đẹp hình thành, lưu truyền, gìn giữ từ lúc khai sáng Họ tộc, được duy trì, phát huy qua các đời con cháu kế tục, đó là các truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học và truyền thống đoàn kết, nhân ái.
1. Phát huy truyền thống yêu nước
     Qua các thời kỳ đổi thay của đất nước, thời kỳ nào Dòng họ Trương Như cũng có những người con ưu tú của Dòng họ có công cống hiến phục vụ cho dân tộc, cho đất nước được ghi nhận trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế…
     Vào cuối thế kỷ XVII (thời khởi nguồn dòng họ) có các tướng lĩnh cầm quân đánh dẹp quân phiến loạn và đánh quân Xiêm như Đức Thủy Tổ Họ Trương Như, cùng các con là Trương Chuyên, Trương Giáo, Trương Chánh, Trương Bờm, Trương Nhuần…
     Trong thời Nguyễn có ông Trương Như Tống, Trương Giác được cử làm chánh tổng của làng xã qua nhiều năm, làm được rất nhiều việc ích nước lợi dân (theo lời kể của các cụ cao niên).
       Thời kỳ 1930 – 1931, Dòng họ Trương Như có nhiều người tham gia Cách mạng được kết nạp vào Đảng như Trương Tần, Trương Song, Trương Khang, Trương Bảy…
      Tham gia và hoạt động sau Cách mạng Tháng 8 – 1945 Có nhiều người tham gia hoạt động cống hiến cho dân tộc. Tham gia dân công hỏa tuyến và các hoạt động trong xã hội. Tham gia chống Pháp có 3 liệt sĩ.
     Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có rất nhiều người tham gia chiến đấu giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người là sĩ quan quân đội, điển hình như Đại tá Trương Như Hải, (nguyên là Hiệu Trưởng Trường Quân sự Tỉnh), Đại tá Trương Như Lý (Trưởng phòng nghiệp vụ Công an Tỉnh), Đại tá Trương Như Trung… Nhiều người đã hy sinh ở các chiến trường Miền
Nam, Lào, Cam-pu-chia. Hiện nay Dòng họ có 12 Liệt sĩ và nhiều thương binh nặng.
     Khi đất nước có chiến tranh, tất cả gia đình trong Dòng họ đều động viên và cử con cháu đi nghĩa vụ quân sự. Bình quân một gia đình có một người là bộ đội, có 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng bà Nguyễn Thị Sơm và bà Mai Thị Thân. Đặc biệt như gia đình bà Nguyễn Thị Sơm có 3 người con tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ngoài mặt trận, 2 người đã hy sinh và 1 người là thương binh nặng. Tại địa phương có Ông Trương Ngọc Trinh là Chủ tịch và Bí thư xã Nghi Thạch 1963 - 1973 là Huyện ủy viên, Giám đốc xí nghiệp gạch ngói 32 – Nghi Lộc. Ông Trương Như Lam là Trung đội trưởng Trung đội dân quân, Trương Như Bảy là Thường vụ Đảng ủy xã Nghi Xuân…
     Trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh và công cuộc đổi mới hiện nay có ông Trương Công Hợi - nguyên là Bí thư đảng ủy, CT HĐND, CT UBND xã Nghi Thạch (từ năm 1999 đến 2018), ông Trương Như Thụ (nguyên là chủ tịch xã Nghi Xuân) ông Trương Công Lưu (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tổng Cty XD Nghệ An) và có nhiều cán bộ, công chức về hưu và đang công tác trong các lĩnh vực trên mọi miền đất nước.
2. Phát huy truyền thống hiếu học
     Con cháu Dòng họ Trương Như đã phát huy được truyền thống hiếu học của ông cha. Tính từ hòa bình lập lại (năm 1954), dòng họ Trương Như đã có những tấm gương tiêu biểu: Trương Thị Hồng Vinh (con Ông Trương Như Hồng) là Tiến sĩ Sử học (Đại học Vinh)… Từ đó đến nay đã có 5 người là thạc sĩ, 1 người đang nghiên cứu luận án tiến sĩ quản lý kinh tế, 5 người đang học cao học, 45 người có trình độ đại học cao đẳng, 20 người đang học đại học…
3. Truyền thống đoàn kết, nhân ái
      Dòng họ Trương Như từ xưa đến nay luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên gia đình trong họ tộc cũng như đối với bà con trong cộng đồng dân cư.
     Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, cũng như trong công cuộc tái thiết xây dựng đất nước, tuy trong đời sống gặp muôn vàn khó khăn về kinh tế nhưng các thế hệ của dòng tộc luôn là những tấm gương về sự chia ngọt sẻ bùi, nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ nhau tận tình trong khó khăn hoạn nạn cũng như trong đời sống, tham gia các hoạt động từ thiện. Tiêu biểu như các gia đình ông Trương Như Lý, Trương Như Sơn, Trương Như Lưu, Trương Như Hải, Trương Như Hợi, Trương Như Hồng, Trương Như Thân, Trương Như Châu…
4. Các hoạt động hằng năm tại Nhà thờ
- Gia đình Tộc trưởng thắp hương hàng ngày.
- Các gia đình trong Họ tộc thắp hương Mồng Một và Rằm hàng tháng (âm lịch), các ngày lễ trong năm.
- Giỗ Tổ vào ngày 27/3 âm lịch hằng năm, tất cả các thành viên trong họ tộc tham gia. Sau phần lễ là phần hội tổng kết 1 năm của Họ tộc, báo cáo thu chi quĩ, công bố hoạt động khuyến học, trao quà khuyến học …
- Sáng Mồng Một Tết Nguyên đán, các gia đình trong dòng họ đến thắp hương và chúc mừng năm mới ở Nhà thờ Đại tôn. Sau đó về các Nhà thờ tiểu chi để thắp hương và chúc mừng năm mới ở nhánh họ mình (theo qui định của Tộc ước từ năm 2008)./.

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
maps 1
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay3,375
  • Tháng hiện tại27,471
  • Tổng lượt truy cập1,000,905
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây